Quan sát Sao_Thổ

Ảnh chụp từ kính thiên văn nghiệp dư.

Sao Thổ là hành tinh xa nhất trong số năm hành tinh có thể quan sát bằng mắt thường, những hành tinh khác bao gồm Sao Thủy, Sao Kim, Sao HỏaSao Mộc (Sao Hải Vương4 Vesta có thể nhìn bằng mắt thường nhưng trong trời rất tối và không có ánh sáng nhân tạo). Vào đêm tối trời, Sao Thổ hiện ra như một điểm sáng, màu vàng với cấp sao biểu kiến thường từ +1 và 0. Nó mất xấp xỉ 29½ năm để đi hết một vòng đường Hoàng Đạo trong nền trời của các chòm sao Hoàng Đạo. Đa số những người muốn quan sát hành tinh này phải sử dụng kính thiên văn (hoặc ống nhòm lớn) phóng đại ít nhất 20× mới có thể nhìn thấy được vành đai của nó.[32][114]

Trong khi hành tinh vẫn có thể là mục tiêu quan sát trong mọi thời điểm trên bầu trời, có thể quan sát tốt nhất Sao Thổ và các vành đai khi nó ở vị trí xung đối (khi góc ly giác của hành tinh bằng 180° và do vậy xuất hiện ở phía đối diện với Mặt Trời trên bầu trời) hoặc gần đó. Trong giai đoạn xung đối ngày 17 tháng 12 năm 2002, Sao Thổ hiện lên với độ sáng lớn nhất và hướng vành đai của nó về phía Trái Đất,[136] cho dù Sao Thổ gần Trái Đất hơn vào cuối năm 2003.[136]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Sao_Thổ http://www.astronomycast.com/2007/10/episode-59-sa... http://www.astrophysicsspectator.com/tables/Planet... http://www.astrophysicsspectator.com/tables/Saturn... http://www.astrophysicsspectator.com/topics/planet... http://www.britannica.com/EBchecked/topic/525169 http://www.cosmosmagazine.com/news/2109/ethane-lak... http://cseligman.com/text/sky/rotationvsday.htm http://www.dailygalaxy.com/my_weblog/2011/06/satur... http://findarticles.com/p/articles/mi_qa4015/is_20... http://findarticles.com/p/articles/mi_qa4015/is_20...